Tám chuyện công nghệ Tin tức

GIẢI PHÁP DÀNH CHO PHỤ HUYNH KHI CON HỌC TRỰC TUYẾN 

Những ngày đầu tiên trong mùa tựu trường năm học 2021-2022 diễn ra trong sự lo lắng của học sinh, thầy cô và đặc biệt của các phụ huynh. Việc thay đổi phương pháp học tập từ trực tiếp sang trực tuyến nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Nhưng rất nhiều phụ huynh đã phản ánh phương pháp mới gặp rất nhiều khó khăn.

Không phải phụ huynh nào cũng giỏi công nghệ

Nhà trường đã áp dụng các ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy, thế nhưng không phải học sinh và phụ huynh nào cũng biết cách sử dụng. Vào sáng ngày 06/09, cô giáo phải mất hết một buổi mới có thể ổn định trật tự cho lớp học online của mình. Cứ mỗi 5 phút phát sinh một vấn đề như: học sinh không biết cách “vào lớp”; học sinh bị “văng” ra khỏi ứng dụng, không nghe và thấy hình của bạn cùng lớp;…

Một số phụ huynh cũng rất vất vả trước việc học online của con mình. Hầu hết, các phụ huynh gia đình ở nông thôn không biết cách tải các ứng dụng về điện thoại, máy tính cho con học tập. Chưa kể đến việc khi tải được ứng dụng về cũng không biết cách sử dụng. Một phụ huynh chia sẻ: “Các con cứ đòi bật âm thanh, bật hình ảnh để cho cô giáo xem, tôi không biết phải thao tác thế nào cả.”

Học sinh đang tham gia lớp học trực tuyến

Một số hướng dẫn từ chuyên gia công nghệ đến quý phụ huynh như sau:

Khi lớp học trực tuyến đã bắt đầu nhưng trẻ vẫn chưa tham gia vào lớp học được, hoặc không thể mở ứng dụng học tập. Hãy thử xóa ứng dụngtải lại nhé.

Sau khi đã vào được ứng dụng, tham gia lớp học được một khoản thời gian đột nhiên học sinh bị “văng” ra ngoài nhiều lần. Việc này xảy ra bởi vì đường truyền của ứng dụng bị quá tải, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi lượng truy cập cùng lúc quá nhiều. Giống như, khi tham gia lưu thông trên đường, nhiều người chỉ đổ dồn vào một con đường dẫn đến việc ùn tắc, người ta xô đẩy nhau để giành đường đi. Cách giải quyết vấn đề này là nhà trường và phụ huynh phối hợp với nhau, tìm nhiều ứng dụng học tập để dự bị. Khi một ứng dụng bị quá tải có thể sử dụng ngay các phần mềm khác để thay thế. Có rất nhiều ứng dụng hiện nay như: Google Meet, Zoom, K12 Online, Microsoft Teams,…

Đường truyền internet

Vấn đề lo lắng nhất của giáo viên và học sinh hiện nay là mạng Wi-Fi không ổn định. Việc này gây khó khăn cho việc giảng dạy và học tập trực tuyến rất nhiều. Nhiều trường hợp khiến thầy cô giáo phải đổ mồ hôi hột như là: “cô ơi, em không nghe cô nói gì hết”, “thầy ơi, bị đứng hình rồi ạ”,… Tất cả mọi tình huống làm cho việc dạy học trở nên chậm đi, kém hiệu quả.

Quý thầy cô và phụ huynh đã tìm đến các giải pháp khắc phục như nâng cấp gói cước dịch vụ viễn thông, hoặc chọn nhà mạng tin cậy hơn. Trong thông tin mới nhất, nhà mạng FPT Telecom thông báo rằng họ đã nâng băng thông miễn phí trong thời điểm dịch bệnh. Đồng thời FPT Telecom ưu tiên kết nối đến các ứng dụng học online để đáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến của cả nước. 

Đường truyền Wi-Fi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập

Phương tiện học tập là vấn đề nan giải

Phương tiện, thiết bị học tập theo phương pháp học trực tuyến vẫn là bài toán nan giải đối với nhiều trường. Nhiều gia đình khó khăn có từ 1 đến 2 em học sinh, phụ huynh dùng điện thoại của mình để cho con học “online”. Nhưng gia đình có 2 con trở lên đều học online thì vẫn đang loay hoay không biết tìm thiết bị học tập cho con ở đâu. Vì nhà không đủ điều kiện để mua thêm một chiếc điện thoại, laptop mới.

Khi tìm cách giải quyết bài toán khó này, một vị phụ huynh đã tìm ra được “bí kiếp” và chia sẻ cho nhiều phụ huynh khác. Giải pháp này đơn giản là dùng tivi cho trẻ học tập. Cách này giúp phụ huynh không cần mua laptop, nhưng con vẫn có thể học qua màn hình lớn, loa lớn, dễ nghe và không hại mắt. Nếu TV không hỗ trợ kết nối Wi-Fi, người dùng cần mua thêm dây cáp nối từ điện thoại ra TV. Trong trường hợp không có smartphone hay smart TV, mua một TV box và cài phần mềm học trực tuyến trong box. Một số TV box ngoài thị trường: FPT Play Box, Play Box S, Xiaomi Mibox 4K Global Quốc Tế,…

Phụ huynh sử dụng tivi cho con học tập

Hy vọng với những giải pháp trên, việc học trực tuyến sẽ không còn là mối lo ngại đối với học sinh, thầy cô và phụ huynh trong thời gian tới.

Related Posts