Thủ thuật

Sửa lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi nhanh chóng tại nhà

Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ những nguyên nhân cũng như bỏ túi các tip khắc phục lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi hiệu quả nhất.

Trong đời sống công nghệ hiện đại như ngày nay, việc sử dụng internet là nhu cầu tất yếu và vô cùng cần thiết. Nên việc gặp phải lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi chắc hẳn sẽ gây ra không ít sự bất tiện và khó chịu cho mọi người dùng mạng. Lỗi này xuất phát từ rất nhiều nguyên do, vì thế chúng ta cần xác định đúng tình trạng để có cách xử lý chính xác nhằm tránh trường hợp biến “lợn lành thành lợn què”. 

Nguyên nhân laptop không kết nối được Wi-Fi

Máy tính không kết nối được Wi-Fi.

Máy tính không kết nối được Wi-Fi.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kết nối này, bao gồm:

  • Chưa kích hoạt tính năng Wi-Fi trên laptop (hoặc đang mở chế độ máy bay).
  • Máy tính chưa được cài đặt Driver mạng Wi-Fi hoặc driver đã cũ.
  • Xung đột phần mềm trong máy.
  • Hệ thống mạng, router Wi-Fi bị lỗi.
  • Trùng IP với các máy khác trong mạng LAN.
  • Máy tính bị dính virus.
  • Dùng phần mềm fake IP hoặc VPN để đổi IP.
  • Phần cứng (card Wi-Fi) gặp sự cố.

Như vậy, bạn có thể thấy khi laptop không kết nối được Wi-Fi là vì rất nhiều nguyên nhân, do đó cũng sẽ có nhiều giải pháp tương ứng để chúng ta sửa lỗi này. Nhưng trước khi đem chiếc laptop của bạn ra cửa hàng sửa chữa, hãy thử những cách khắc phục nhanh chóng tại nhà dưới đây trước để không bị mất tiền oan uổng nhé.

Cách kiểm tra và khắc phục lỗi hiệu quả nhất

Đầu tiên, bạn cần thao tác khởi động lại máy tính và bộ phát Wi-Fi (Router) của mình. Việc này giải quyết được khá nhiều lỗi vặt (máy tính hoạt động lâu gây ra lỗi file, xung đột phần mềm,…) đang xảy ra trên laptop của bạn, đó cũng là lý do mà các nhân viên kỹ thuật luôn áp dụng cách này trước khi bắt tay vào tìm lỗi “sâu xa” hơn.

Tương tự, bộ phát Wi-Fi cũng vậy, có thể do hoạt động lâu ngày dẫn đến các trục trặc nhỏ. Bạn nên tắt (ngắt kết nối) bộ phát Wi-Fi trong vài phút rồi mở (cắm) lại. Sau khi khởi động lại các thiết bị hoàn tất, bạn hãy chọn biểu tượng Wi-Fi ở góc phải màn hình laptop để đảm bảo đã kích hoạt chế độ Wi-Fi trên máy tính. Và bạn kiểm tra thử xem đã kết nối được với Wi-Fi bạn mong muốn chưa nhé.

Kích hoạt lại chế độ Wi-Fi.

Kích hoạt lại chế độ Wi-Fi.

Nếu vẫn chưa được, bạn hãy so sánh từng trường hợp lỗi cụ thể dưới đây xem lỗi nào giống với tình trạng máy tính bạn đang gặp và thao tác theo chỉ dẫn nhé.

1. Danh sách Wi-Fi không hiển thị

Nếu laptop gặp sự cố như thế này bạn tiến hành làm như sau:

Bước 1: Bạn vào thanh tìm kiếm trong Setting gõ tìm Control Panel và chọn Network and Internet.

Cửa sổ Control Panel.

Cửa sổ Control Panel.

Bước 2: Bạn chọn vào mục Network and Sharing => chọn Manage Wireless Networks.

Manage Wireless Networks.

Manage Wireless Networks.

Bước 3: 

  • Nếu hiển thị danh sách mạng Wi-Fi mà bạn muốn kết nối thì các bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng đó rồi chọn Properties => chọn Connect even if the network is not broadcasting its name (SSID)
Chọn Connect even if the network is not broadcasting its name (SSID).

Chọn Connect even if the network is not broadcasting its name (SSID).

  • Nếu không hiển thị danh sách mạng Wi-Fi thì bạn vào mục Add => chọn Manually connect to a wireless network để điền thông tin.
Chọn add và nhập thông tin Wi-Fi muốn kết nối.

Chọn add và nhập thông tin Wi-Fi muốn kết nối.

2. Biểu tượng mạng bị dấu X đỏ

Nếu biểu tượng mạng có dấu X màu đỏ bạn cần kiểm tra lại xem bộ phát Wi-Fi và chế độ Wi-Fi trên laptop đã được bật hay chưa. Trên một số mẫu laptop đời cũ của Dell hoặc HP sẽ có một công tắc vật lý để bật tắt Wi-Fi. Chính vì vậy, trước tiên hãy xem chúng ta có vô tình chuyển nó sang chế độ OFF hay không.

Tổ hợp phím để bật/tắt Wi-Fi trên các dòng laptop phổ biến hiện nay:

  • Dell: Fn + PrtScr
  • Asus: Fn + F2
  • Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7
  • Acer: Fn + F5 hoặc Fn + F2
  • HP: Fn + F12
  • Toshiba: Fn + F12

Tuy nhiên, nếu trước kia bạn vẫn sử dụng bình thường nhưng laptop bỗng dưng không bắt được Wi-Fi đó nữa thì khả năng máy bạn bị lỗi driver mạng là rất cao. Để kiểm tra lại driver Wi-Fi của laptop các bạn làm như sau:

Bước 1: Trên biểu tượng This PC ở desktop, các bạn ấn chuột phải và chọn Manage.

Bước 2: Tiếp tục chọn Device Manager ( trình quản lý thiết bị) và kiểm tra trong cột Network adapter xem có hiện driver Wi-Fi  chưa. Driver Wi-Fi thông thường sẽ có kí hiệu Wireless.

Driver Wi-Fi.

Driver Wi-Fi.

Bước 3: Nếu chưa có driver của Wi-Fi các bạn phải dùng thiết bị khác để tải driver copy vào usb rồi cài đặt lại. Nếu không thể tải được driver Wi-Fi hoặc không tìm thấy driver các bạn có thể sử dụng phần mềm tự động cài driver như Driver Booter hay Wandrive để tự động cài đặt lại.

Bước 4:  Sau khi cài driver, nếu có biểu tượng cột sóng như cũ là thành công. 

Hiện biểu tượng sóng Wi-Fi là thành công.

Hiện biểu tượng sóng Wi-Fi là thành công.

3. Biểu tượng mạng bị dấu chấm than vàng

Khi gặp trường hợp laptop không kết nối được Wi-Fi và có biểu tượng chấm than vàng, đây là dấu hiệu thường thấy khi máy tính của bạn có IP bị trùng với các thiết bị đang sử dụng mạng cùng với bạn. Để khắc phục tình trạng này các bạn có thể xóa Wi-Fi cũ này đi và kết nối lại.

Nếu sau khi xoá và kết nối lại Wi-Fi nhưng vẫn chưa được, các bạn hãy làm mới lại địa chỉ IP theo cách sau:

Bước 1: Mở cửa sổ RUN bằng cách gõ “run” vào thanh tìm kiếm trên Windows. 

Bước 2: Tiếp tục gõ lệnh “cmd” và nhấn Enter để mở ứng dụng Command Prompt.

Bước 3: Cửa sổ cmd hiện ra bạn sử dụng lệnh “ipconfig /release”  => nhấn Enter để thực hiện: Lệnh này sẽ giúp bạn xóa IP cũ đang bị lỗi.

Nhập lệnh và nhấn Enter.

Nhập lệnh và nhấn Enter.

Bước 4: Tiếp theo bạn gõ tiếp lệnh “ipconfig /renew” để laptop bạn nhận dải IP mới.

Nhập lệnh để nhận dải IP mới.

Nhập lệnh để nhận dải IP mới.

Bước 5: Khởi động lại laptop để hệ thống ghi nhận thay đổi và kiểm tra hiệu quả.

Những thao tác khắc phục lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi bài viết đã đề cập ở trên đã được chuyên gia đảm bảo đúng trình tự kỹ thuật, nên bạn có thể hoàn toàn an tâm áp dụng. 

Tuy nhiên, nếu đã thực hiện theo hướng dẫn ở trên mà vẫn không khắc phục được lỗi thì khả năng cao lỗi nằm ở mạng internet hoặc do phần cứng laptop đang gặp sự cố. Vì thế, trước tiên bạn hãy dùng một thiết bị khác thử kết nối vào Wi-Fi để kiểm tra chất lượng đường truyền internet. Và nếu thiết bị đó vẫn kết nối được tốt thì chắc hẳn laptop của bạn đang có vấn đề, bạn cần nhanh chóng đem laptop đến cửa hàng sửa chữa laptop uy tín để được kiểm tra và hỗ trợ chính xác nhất nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Khắc phục lỗi mạng bị dấu chấm than màu vàng dễ dàng tại nhà

Địa chỉ IP là gì và cách tìm địa chỉ IP dễ dàng trên các thiết bị

3 sự cố đường truyền Internet thường gặp và cách khắc phục nhanh chóng

Hướng dẫn cách sửa lỗi điện thoại kết nối Wi-Fi bị chập chờn

Related Posts